Ba điều sau đây là những điều bạn tuyệt đối đừng nói ra miệng.
![]() |
Không muốn vạ miệng, 3 điều này bạn tuyệt đối không nên nói ra. |
Điều thứ nhất: Đùa vui trên nỗi đau của người khác
Con người không phải bậc hiền nhân, họ cũng không hoàn hảo nên sẽ luôn có những khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Khi một người đang đắm chìm trong nỗi đau, trái tim của họ rất mong manh và nhạy cảm. Việc đùa cợt trên nỗi đau của họ lúc này, dù bạn không cố ý, nó vẫn giống như việc bạn đang xát muối vào vết thương của họ.
Bạn cũng không nên đánh giá hay chỉ trích người khác về sai lầm hay nỗi đau của họ. Bởi có rất nhiều việc, chúng ta chỉ nhìn thấy bề ngoài chứ không hiểu được bản chất hay trái tim thực sự của một người. Lúc này, tốt nhất là bạn không nên nói bất cứ điều gì làm tổn thương đến họ.
Điều thứ hai: Cười đùa trên sự thiếu sót về hình thể và lối sống của người khác
Một số người sinh ra đã có khiếm khuyết cơ thể. Đây không phải là điều họ mong muốn. Việc cười đùa trên khiếm khuyết của người khác là mất lịch sự và thiếu văn hóa.
Cùng với đó, việc họ sống như thế nào là lựa chọn của riêng họ.
Đừng quá tham gia vào cuộc sống của một người, cũng đừng nói gì đến lối sống của người ta. Chúng ta chỉ là những diễn viên phụ trong cuộc sống của họ, cuộc sống của họ do họ làm chủ.
Điều thứ ba: Khoe khoang, thể hiện tài năng của mình ở mọi nơi
Khi có một chút tài năng và thành tích, việc bạn vỗ ngực, khoe khoang ở mọi nơi, mọi lúc có thể sẽ khiến người khác ghen tỵ, hoặc khó chịu. Bởi trong cuộc sống, không phải ai cũng dành cho bạn những tràng pháo tay khi bạn thành công và cũng không phải ai cũng dành cho bạn bờ vai khi bạn thất bại.
Đừng kiêu ngạo khi bạn có một chút tiền, đừng đánh giá cao bản thân khi mới chỉ có một chút thành tích, cũng đừng mù quáng vì bạn có một chút địa vị. Có thể những điều khiến bạn tự hào thực sự không đáng nhắc đến trong mắt người khác.
Tóm lại, bất cứ điều gì bạn nói và làm, những người khác đều nhìn thấy và ghi nhớ nó. Do đó, chúng ta cần chú ý đến cách nói chuyện và giọng điệu khi nói để không vô tình làm tổn thương đến người đối diện.
Phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân thường có 3 đặc điểm như sau, hy vọng bạn không nằm trong số này.
" alt=""/>Để không là người kém duyên, 3 điều này tuyệt đối đừng nói ra
Có rất nhiều người cứ chờ xem bên kia cư xử thế nào đã, hoặc người nọ chăm chăm chờ người kia nhượng bộ trước và "chiến tranh lạnh" bắt đầu diễn ra.
Rất nhiều người thường coi nhân nhượng là sự cam chịu mà không biết nhân nhượng chính là quy tắc vàng ứng xử trong hôn nhân. Nhân nhượng làm cho đời sống hôn nhân thay đổi theo chiều hướng tốt và củng cố hạnh phúc gia đình. Nhưng phải là nhân nhượng tích cực, nghĩa là bạn ý thức rõ lợi ích của sự nhân nhượng và chủ động thực hiện nó. Trong đời sống vợ chồng, không phải người yếu hơn cần nhân nhượng người mạnh hơn. Đây không phải là đặc quyền của kẻ mạnh, cũng không phải là sự yếm thế của kẻ yếu. Nhân nhượng là bí quyết triệt tiêu mọi xung đột gia đình.
Khi có xung đột gia đình, bạn cũng nên lưu tâm đến những điều sau để giúp cả hai cùng "hạ hỏa":
1. Đừng vội thất vọng. Nếu cả hai chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng để người bạn đời có thời gian suy nghĩ.
2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa người bạn đời bằng ly hôn.
3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương, buộc người bạn đời phải câm miệng.
4. Không lôi con cái vào phe mình, vì lời nói của chúng rất ít tác dụng đối với các bậc phụ huynh. Vả lại để con trẻ biết những xung đột của bố mẹ, chúng sẽ rất buồn, và nhiều khi có những hành vi tiêu cực.
5. Không được nhân dịp cãi nhau để kể chuyện "cổ tích", rằng hôm kia anh nốc rượu say nôn đầy nhà, tôi phải hầu anh cả đêm, hoặc hôm nọ, anh đi ăn tối với con nọ con kia mà không thèm gọi điện thoại cho tôi. vv và vv. Những câu chuyện "cổ tích" như thế sẽ đẩy cuộc đấu khẩu nhanh chóng lên đỉnh cao và câu chuyện sẽ bị lạc đề.
6. Hết sức hạn chế việc lấy bạn bè, họ hàng và gia đình làm trọng tài phân xử. Người xưa nói: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại". Chuyện xung đột vợ chồng, chẳng hay ho gì mà cho thiên hạ biết.
7. Không bao giờ được tái diễn cuộc cãi vã ngày hôm trước. Cuộc tái đấu khẩu bao giờ cũng quyết liệt hơn trận lượt đi. Âm hưởng của cuộc đấu hôm trước còn lâu mới tan.
8. Đừng phóng đại quá tầm quan trọng của vụ xung đột từ lần trước. Nó chỉ làm cho những vấn đề thêm tồi tệ chứ không ích lợi gì. Trong khi bốc hỏa, ai cũng có thể nói quá lời. Đừng vin vào lời nói quá đó để đẩy xung đột lên cao hơn.
9. Xác định điều quan trọng đối với đời sống hôn nhân không chỉ là phát hiện ra cái gì ở người bạn đời mà tìm ra cách sống phù hợp nhất với người bạn đời của mình.
Phải giải quyết đống đồ hỏng vì tích trữ thực phẩm quá nhiều; dừng họp online để cho con đi vệ sinh… là những tình huống bi hài trong mùa dịch.
" alt=""/>Vợ chồng cãi nhau, chỉ cần nhớ điều này sẽ giúp hai người 'hạ hỏa' ngay lập tứcCông ty mà cô Thanh đang làm tạp vụ chỉ yêu cầu cô đến làm việc 3-4 ngày/tuần thay vì cả 7 ngày như trước kia. Tiền bảo hiểm và các khoản phụ cấp khác cũng bị cắt toàn bộ.
Tháng 4 này cô đang lo tiền lương nhận được thậm chí còn tệ hơn. Từ đầu tháng 4 đến nay, cô mới được công ty gọi đi làm đúng 2 ngày.
‘Họ cho bên văn phòng làm việc ở nhà nhiều, nên tôi cũng không phải đến dọn dẹp nữa’, cô Thanh cho biết.
Cô Thanh và 2 con sống trong một căn phòng chưa tới 10m2. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Gia đình 3 người nhà cô Thanh hiện sống ở một căn phòng chưa đầy 10m2 trong con ngách nhỏ của phố Hạ Đình.
Gọi là nhà nhưng căn phòng trông giống như một phòng trọ sinh viên. Bước ra khỏi cửa phòng là con đường dẫn vào khu tập thể phía trong. Căn phòng được xây trên khu đất lưu không mà trước kia bố mẹ chồng cô cơi nới bên cạnh căn tập thể được công ty phân cho các cụ.
Vì khó khăn, căn nhà tập thể đã được bán đi, mẹ chồng cô hiện sống ở căn phòng bên cạnh rộng chừng 17m2, còn 3 mẹ con cô vẫn đang ở căn phòng chưa đầy 10m2 này.
Căn phòng được làm thêm một gác xép - là nơi cô con gái đang học lớp 8 ngủ và ngồi học cho yên tĩnh. Phía dưới được kê một chiếc giường cho cô Thanh và cậu con trai 23 tuổi. Không gian còn lại là nơi sinh hoạt của cả gia đình, bao gồm cả nấu nướng, để 2 chiếc xe máy và 1 chiếc xe đạp.
Chồng cô Thanh đã mất cách đây 13 năm vì căn bệnh ung thư khi con gái thứ 2 của cô mới được 1 tuổi. Cậu con trai lớn của cô vừa mới tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải.
‘Hồi còn là sinh viên, cháu có đi làm thêm ở nhà hàng. Sau khi ra trường, cháu vẫn tiếp tục làm ở đấy. Vừa rồi, cháu được người ta cho đi học thêm để làm quản lý ca. Mới được vài tháng thì có dịch, nhà hàng phải đóng cửa’.
Thế Ngọc - con trai cô Thanh cho biết, sau khi nhà hàng đóng cửa, công ty chuyển cậu đến làm cho một tiệm bánh cùng hệ thống ở phố Huế.
‘Thu nhập trước kia của em khoảng 6 triệu đồng/tháng. Bây giờ chuyển sang đây chắc được khoảng 4 triệu’.
Dạo này, vì thời gian đi làm ở công ty rất ít nên cô Thanh nhận dọn dẹp tại nhà cho các gia đình theo giờ. ‘Tuần 3-4 buổi, tôi đến nhà một cô ở cùng công ty dọn dẹp khoảng 2 tiếng, được trả công 150 nghìn/buổi. Cũng may là có chỗ này để bù đắp thêm’.
Cô Thanh lên đường đi làm giúp việc theo giờ để trang trải chi phí mùa dịch bệnh. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Cô Thanh cho biết, bình thường nếu không có dịch thì thu nhập của 2 mẹ con khoảng 10 triệu/tháng, nhưng cuộc sống ở thủ đô đắt đỏ, lại phải nuôi con gái đang học lớp 8 nên cũng không tiết kiệm được đồng nào. Nay dịch dã khiến công việc đảo lộn, thu nhập của 2 mẹ con sụt giảm hẳn, mọi chi tiêu đều phải tính toán và cắt giảm.
‘Bình thường tiền đi học thêm các môn của cháu bé vào khoảng 2 triệu đồng/tháng. Trước kia gia đình còn là hộ nghèo, được giảm 50% học phí ở trường. Bây giờ gia đình không còn diện hộ nghèo nữa nên học phí không được giảm’.
Mới ra khỏi diện hộ nghèo nên chế độ bảo hiểm y tế của cô Thanh cũng không còn nữa. Cô kể, cách đây mấy hôm, cô phải lên phường để mua bảo hiểm y tế tự nguyện mất hơn 800 nghìn đồng.
‘Tôi bị bệnh khớp từ năm 13 tuổi. Bây giờ, chân tay vẫn đau suốt. Khi nào đau quá, tôi lại phải đi lấy thuốc uống. Không có bảo hiểm thì rất tốn kém nên tôi nghĩ mãi cũng phải mua, đề phòng ốm nặng lại khổ các con’.
Sáng nay đi làm về qua điểm phát quà hỗ trợ người dân chống dịch Covid-19, cô Thanh đã được cán bộ xã gọi vào tặng cho 1 túi gồm 1kg gạo và 2 quả trứng. Cô bảo: ‘Thực sự, từ hồi dịch bệnh đến nay, nhà tôi phải thắt chặt chi tiêu. Trước đây, còn mua sữa, quà bánh cho con gái nhưng bây giờ cắt hết những khoản đấy. Nếu ngày nào cũng được nhận một phần quà như thế này thì gia đình bớt đi được một khoản phải mua sắm’.
Vừa dứt câu chuyện với chúng tôi cũng là lúc cô Thanh phải đứng dậy đi làm giúp việc theo giờ. Cậu con trai lớn của cô cũng đến giờ phải tới cửa hàng làm ca tối.
Mong muốn lớn nhất của gia đình cô Thanh bây giờ là dịch bệnh tan nhanh để hai mẹ con tiếp tục được đi làm đều đặn như trước đây.
Đi chợ lấy cá về bán giữa đêm, chị Huệ bị cướp giật tiền, suýt bị gãy chân. Nhận được phần quà của đoàn từ thiện trao, chị ôm vào lòng trân trọng.
" alt=""/>Chật vật kiếm tiền giữa dịch, nữ tạp vụ xúc động trước món quà được trao